1. Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh chưa có đồng hồ sinh học. Thời gian ngủ có thể kéo dài một vài phút đến vài tiếng đồng hồ. Trong một ngày, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 15 đến 18 tiếng. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh có thể bắt đầu hình thành từ 6 tuần tuổi. Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, phần lớn các bé đều có một chu kỳ ngủ đều đặn và chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm.
2. Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi
Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh là mục đích chính trong giai đoạn này. Khung giờ ngủ của các bé đã gần giống với người trưởng thành. Ở giai đoạn này, giấc ngủ lý tưởng của trẻ là khoảng 15 tiếng/ngày. Trẻ có 2 đến 3 giấc ngủ trưa mỗi ngày ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng mỗi lần. Vào giai đoạn 9 tháng tuổi (có thể sớm hơn), khoảng 70 – 80% các bé có thể ngủ liền mạch không tỉnh giấc vào ban đêm.
3. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ 11 – 14 tiếng/ngày và giấc ngủ trưa giảm xuống còn 1 lần/ngày. Thời gian ngủ chỉ thường từ 1 đến 3 tiếng. Một giấc ngủ ngắn gần giờ ngủ tối có thể làm thay đổi giờ ngủ của trẻ vào ban đêm. Ở giai đoạn này, nhiều trẻ bắt đầu gặp khó khăn khi ngủ hoặc tỉnh giấc lúc nửa đêm do gặp ác mộng.
4. Trẻ từ 3 – 5 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ thường ngủ từ 11 – 13 tiếng mỗi đêm. Phần lớn trẻ không có giấc ngủ ngắn trong ngày sau khi chúng 5 tuổi. Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là thời kỳ khủng hoảng đỉnh điểm trong giấc ngủ hoặc các cơn ác mộng vì giai đoạn này trí tưởng tượng của trẻ đang phát triển.
5. Trẻ từ 6 – 13 tuổi
Trẻ từ 6 – 13 tuổi cần ngủ khoảng 9 đến 11 tiếng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ phân bổ thời gian cho nhiều hoạt động như làm bài tập về nhà, chơi thể thao và các hoạt động xã hội với bạn bè. Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi đến trường thường thích xem tivi, máy tính, các trò chơi và dùng Internet, do vậy trẻ có thể bị khó ngủ.
BS. Tuyết Mai
(theo Univadis/Medic Magic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét